Lễ Tắm Phật tại chùa Giáo Hội PGVN huyện Phong Điền
Cập nhật ngày: 5/18/2019 4:30:13 PM
Chiều ngày 18/5/2019( 14/4/Kỉ Hợi) , tại chùa GHPGVN huyện Phong Điền, km26 QL 1A, thôn Đông Lâm, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh TT.Huế đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tắm Phật nhân Đại lễ Phật đản Vesak 2019, PL 2563.
.Quang lâm chứng minh và tham dự có chư tôn đức Tăng Ni Thường trực BTS Phật giáo huyện, chư tôn đức Tăng Ni ủy viên BTS, chư tôn đức Tăng Ni Trú trì, Trú xứ các Chùa – NPĐ, Ban Hộ tự các NPĐ, Đạo hữu Phật tử các giới.
Ban tổ chức đã tuyên đọc ý nghĩa của Lễ Tắm Phật. Chư tôn đức thực hiện tắm Phật, lần lượt mọi người tham dự tiến đến lễ đài trang nghiêm tắm Phật.
“Tắm Phật là một lễ nghi có từ lâu đời và là phần thiết yếu của lễ hội Phật đản, Lễ Tắm Phật xuất hiện rất phổ biến trong các nước Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền. Riêng tại Việt Nam, lễ nghi này thường được tổ chức vào các ngày khác nhau, nhưng phổ biến nhất là ngày mồng tám tháng Tư, trong dịp Lễ Phật đảnmỗi năm. Đại Việt sử ký toàn thư và Đại Việt sử lược đều ghi lại rằng vào ngày mồng tám tháng Tư năm Nhâm Tý (1072), vua Lý Nhân Tông đã dự xem Lễ Tắm Phật [15]. Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư, cứ mỗi tháng vào các ngày rằm, mồng một, và đặc biệt ngày mồng tám tháng Tư, nhà vua thường đến chùa Diên Hựu để làm lễ cầu phúc, thiết nghi tắm Phật[16]. Văn bia tháp Sùng Thiện Diên Linh cũng nói đến việc nhà vua tổ chức lễ cầu an và thiết nghi tắm Phật vào các ngày mồng một và vào mùa xuân. Như thế, đủ để thấy dưới triều Lý, đặc biệt là dưới thời vua Lý Nhân Tông, ngoài lễ Phật đản, lễ tắm Phật cũng được phổ biến trong các sinh hoạt của Phật giáo. Lễ Phật đản cũng như lễ tắm Phật ngay từ thời Lý không chỉ đơn thuần là một nghi lễ của cộng đồng Phật giáo mà nó đã trở thành những sinh hoạtvăn hóa chung trong dân gian. Điều này được ghi lại trong Lĩnh Nam trích quái như sau: “Ngày mồng tám tháng Tư, Man nương tự nhiên mà thác sinh lên trời, linh xác gói chôn trong chùa. Nhân dân lấy đó làm ngày sinh của Phật. Hàng năm cứ đến ngày này trai gái, già trẻ bốn phương tụ tập về chùa để vui chơi, ca múa các trò đàn địch mãi thành tục lệ, gọi là “hội tắm Phật”, đến nay lệ vẫn còn.”[17] Sự dung hòa giữa văn hóa Phật giáo nói chung và Lễ Tắm Phật nói riêng trong xã hội Việt Nam thời xưa đã được Lê Tắc ghi lại trong mục “Phong tục”, phần nói về phong tục dân gian của xã hội An Nam trong tác phẩmAn Nam chí lược như sau: “Mồng tám tháng Tư, mài trầm hương và bạch-đàn-hương, dầm nước tắm rửa tượng Phật và dùng thứ bánh giầy mà cúng Phật. Tiết Đoan-Dương (mồng năm tháng năm), làm cái nhà gác ở giữa sông, vua ngồi coi đua thuyền. Ngày Trung-Nguyên, lập hội Vu-Lan-Bồn, để cúng tế, siêu độ cho người chết, tốn hao bao nhiêu cũng không tiếc.”[18] Tác phẩm này cho thấy một điều hết sức độc đáo là ngay từ thời Lý-Trần, việc dùng các loại hương thơm dầm nước để tắm tượng Phật, đúng như cách thức được mô tả trong kinh Công đức tắm Phật như trên đã được thực hiện phổ biếntrong dân gian. Điều đó cũng đủ cho thấy sự phổ biến của nghi thức này trong các sinh hoạt văn hóabản xứ.
 
Trải dài theo dòng lịch sử dân tộc, ngày Lễ Phật đản cùng nghi thức Tắm Phật đã trở thành một nét sinh hoạt tâm linh cao đẹp trong xã hội Việt Nam. Đối với người Phật tử, sự tôn kính, lòng nhiệt thành đối với Đức Phật trên nền tảng của chánh kiến mới thực sự mang lại cho họ một niềm tin trong sáng và sự an lạc đích thực, lâu dài. Mỗi khi dâng một nén hương, một đóa hoa, một phẩm vật lên Đức Phật, hay khi rưới những dòng nước tinh khiết lên tôn tượng của Ngài, đó chính là nhân duyên thù thắng để mỗi người quay về với chính mình, hầu tự sách tấn, tự trang nghiêm cho bản thân bằng hương đức hạnh, bằng hoa trí tuệ, và bằng nước nhẫn nhục, từ ái, tùy thuận thích ứng với mọi nhân duyên, ngay cả chướng duyên để hướng đến một nếp sống hướng thượng, tỉnh giác. Phải chăng chính những lúc đó, mỗi người đang tự tắm Phật trong từng sát-na của đời mình?”
Chiều cùng ngày, Lễ tắm Phật cũng dduwwocj tổ chức trang nghiêm tại NPĐ Hải Nhuận.
Lễ Tắm Phật tại chùa Giáo Hội PGVN huyện Phong Điền.
Chiều ngày 18/5/2019( 14/4/Kỉ Hợi) , tại chùa GHPGVN huyện Phong Điền, km26 QL 1A, thôn Đông Lâm, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh TT.Huế đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tắm Phật nhân Đại lễ Phật đản Vesak 2019, PL 2563.
Quang lâm chứng minh và tham dự có chư tôn đức Tăng Ni Thường trực BTS Phật giáo huyện, chư tôn đức Tăng Ni ủy viên BTS, chư tôn đức Tăng Ni Trú trì, Trú xứ các Chùa – NPĐ, Ban Hộ tự các NPĐ, Đạo hữu Phật tử các giới.
Ban tổ chức đã tuyên đọc ý nghĩa của Lễ Tắm Phật. Chư tôn đức thực hiện tắm Phật, lần lượt mọi người tham dự tiến đến lễ đài trang nghiêm tắm Phật.
“Tắm Phật là một lễ nghi có từ lâu đời và là phần thiết yếu của lễ hội Phật đản, Lễ Tắm Phật xuất hiện rất phổ biến trong các nước Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền. Riêng tại Việt Nam, lễ nghi này thường được tổ chức vào các ngày khác nhau, nhưng phổ biến nhất là ngày mồng tám tháng Tư, trong dịp Lễ Phật đảnmỗi năm. Đại Việt sử ký toàn thư và Đại Việt sử lược đều ghi lại rằng vào ngày mồng tám tháng Tư năm Nhâm Tý (1072), vua Lý Nhân Tông đã dự xem Lễ Tắm Phật [15]. Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư, cứ mỗi tháng vào các ngày rằm, mồng một, và đặc biệt ngày mồng tám tháng Tư, nhà vua thường đến chùa Diên Hựu để làm lễ cầu phúc, thiết nghi tắm Phật[16]. Văn bia tháp Sùng Thiện Diên Linh cũng nói đến việc nhà vua tổ chức lễ cầu an và thiết nghi tắm Phật vào các ngày mồng một và vào mùa xuân. Như thế, đủ để thấy dưới triều Lý, đặc biệt là dưới thời vua Lý Nhân Tông, ngoài lễ Phật đản, lễ tắm Phật cũng được phổ biến trong các sinh hoạt của Phật giáo. Lễ Phật đản cũng như lễ tắm Phật ngay từ thời Lý không chỉ đơn thuần là một nghi lễ của cộng đồng Phật giáo mà nó đã trở thành những sinh hoạtvăn hóa chung trong dân gian. Điều này được ghi lại trong Lĩnh Nam trích quái như sau: “Ngày mồng tám tháng Tư, Man nương tự nhiên mà thác sinh lên trời, linh xác gói chôn trong chùa. Nhân dân lấy đó làm ngày sinh của Phật. Hàng năm cứ đến ngày này trai gái, già trẻ bốn phương tụ tập về chùa để vui chơi, ca múa các trò đàn địch mãi thành tục lệ, gọi là “hội tắm Phật”, đến nay lệ vẫn còn.”[17] Sự dung hòa giữa văn hóa Phật giáo nói chung và Lễ Tắm Phật nói riêng trong xã hội Việt Nam thời xưa đã được Lê Tắc ghi lại trong mục “Phong tục”, phần nói về phong tục dân gian của xã hội An Nam trong tác phẩmAn Nam chí lược như sau: “Mồng tám tháng Tư, mài trầm hương và bạch-đàn-hương, dầm nước tắm rửa tượng Phật và dùng thứ bánh giầy mà cúng Phật. Tiết Đoan-Dương (mồng năm tháng năm), làm cái nhà gác ở giữa sông, vua ngồi coi đua thuyền. Ngày Trung-Nguyên, lập hội Vu-Lan-Bồn, để cúng tế, siêu độ cho người chết, tốn hao bao nhiêu cũng không tiếc.”[18] Tác phẩm này cho thấy một điều hết sức độc đáo là ngay từ thời Lý-Trần, việc dùng các loại hương thơm dầm nước để tắm tượng Phật, đúng như cách thức được mô tả trong kinh Công đức tắm Phật như trên đã được thực hiện phổ biếntrong dân gian. Điều đó cũng đủ cho thấy sự phổ biến của nghi thức này trong các sinh hoạt văn hóabản xứ.
 
Trải dài theo dòng lịch sử dân tộc, ngày Lễ Phật đản cùng nghi thức Tắm Phật đã trở thành một nét sinh hoạt tâm linh cao đẹp trong xã hội Việt Nam. Đối với người Phật tử, sự tôn kính, lòng nhiệt thành đối với Đức Phật trên nền tảng của chánh kiến mới thực sự mang lại cho họ một niềm tin trong sáng và sự an lạc đích thực, lâu dài. Mỗi khi dâng một nén hương, một đóa hoa, một phẩm vật lên Đức Phật, hay khi rưới những dòng nước tinh khiết lên tôn tượng của Ngài, đó chính là nhân duyên thù thắng để mỗi người quay về với chính mình, hầu tự sách tấn, tự trang nghiêm cho bản thân bằng hương đức hạnh, bằng hoa trí tuệ, và bằng nước nhẫn nhục, từ ái, tùy thuận thích ứng với mọi nhân duyên, ngay cả chướng duyên để hướng đến một nếp sống hướng thượng, tỉnh giác. Phải chăng chính những lúc đó, mỗi người đang tự tắm Phật trong từng sát-na của đời mình?”
 
 
Cung nghinh chư tôn đức quang lâm lễ đài tắm Phật
 
 
Chư tôn đức chứng minh
 
 
 
Đạo hữu phật tử tham dự lễ
 
 
 
Đại đức Thích Nguyên Mãn, Phọ BTS, Phó Ban tổ chức Đại lễ Phật đản  tuyên đọc ý nghĩa Lễ tắm phật
 
 
 
Đại đức Thích Minh Tuệ, Phó TT BTS, Phó Ban Tổ chức Đại lễ chủ trì nghi tắm phật
 
 
 
 
 
Chư tôn đức Tăng ni lần lượt tắm Phật
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Phật tử tắm Phật
 
 
 
Chiều cùng ngày, Lễ tắm Phật cũng được tổ chức trang nghiêm tại NPĐ Hải Nhuận.
 
 
 
 
 
 
Ban Thông tin- Truyền thông Phật giáo huyện Phong
Ý kiến phản hồi
Họ tên *
Email *
Tiêu đề *
Nội dung
Nhập các ký tự bên cạnh vào đây:
Trang: [1]2 3 4 5 6 7 8 9 10 » Trang cuối
Xem nhiều Phản hồi nhiều nhất
Hình ảnh hoạt động
Liên kết Website
Quảng Cáo
Thông tin truy cập