Đôi dòng tản mạn: Nhận thức đúng đắn về Phật giáo
Cập nhật ngày: 10/22/2019 1:34:12 PM

Chẳng phải ngẫu nhiên mà từ xa xưa cha ông ta đã đúc kết câu thơ: “Dân ta giữ đạo Bồ Ðề. Nửa tu chân chính, nửa tề quốc gia”. Mà Ðạo Bồ Ðề là gì ạ? Là con đường giác ngộ giải thoát khỏi trì bế khổ đau để sống yêu thương hạnh phúc. Chính là Ðạo Phật đó Quý vị ạ! 

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy 

Bài liên quan

Có câu: “Hoạ tùng khẩu xuất, bệnh tùng khẩu nhập” ý như tai hoạ từ miệng mình nói ra, bệnh tật do miệng đưa vào. Cũng vì vậy người xưa dạy: "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” và “chớ bao giờ để há miệng mắc quai”. Nói năng phát ngôn cũng là một dạng văn hoá ứng xử của bậc trí thức. “Lời nói chẳng mất tiền mua - lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Người hiểu biết trước khi đưa ra chủ đề gì đều hết sức thận trọng xem xét liệu trình độ, kiến thức cũng như kiến giải cá nhân mình đã thực sự chính xác chưa, liệu mình đã đứng trên cương vị của người để hiểu, để thương chưa? Vì họ ý thức rằng khi lời nói phát ngôn ra cũng như mũi tên vụt khỏi cung mà không kéo lại được nếu sai lệch thì hậu quả khôn lường. Tôi thiết nghĩ con người ai cũng có tự do ngôn luận, nhưng khi phán xét một lĩnh vực nào đó, đặc biệt nền đạo lý giáo dục mà cả thế giới (Liên Hợp Quốc) tôn vinh của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni và tín đồ thì phải lấy Trí tuệ ra đo lường. Chớ nên dùng chút hiểu biết tầm thường mà ngông cuồng hồ đồ nóng vội phát ngôn mà trở thành trò hề cười chê của xã hội. 

D52003DA-39A7-4C77-9C9E-B7DC2E6545DF

Dọc chiều dài lịch sử dân tộc Việt, trải qua rất nhiều thời đại, chế độ chính trị tồn tại suy vong khác nhau (Ðinh, Lê, Lý, Trần...). Nhưng Phật giáo luôn đứng vững suốt hơn 2000 năm nay dù ở thời điểm nào cũng có nút thăng trầm và điều đó lại càng tôn vinh giá trị cốt lõi “Ðạo Pháp đồng hành dân tộc”. Nghiêm túc và công bằng mà nói thì đóng góp Phật giáo không thể kể xiết được cũng như ngọc sáng trong hoa sen. Ðó là các bậc đại trí thức như Thiền sư Khương Tăng Hội, Thiền sư Ðỗ Pháp Thuận, Thiền sư Khuông Việt, Thiền sư Vạn Hạnh, Thiền sư Ða Bảo, Thiền sư Ðịnh Hương, Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Ngài Huyền Quang, 

Ngài Pháp Loa tôn giả... hay Bồ Tát Thích Quảng Ðức... Ðiều đó là sự phụng sự hi sinh âm thầm của các bậc Tăng Ni mà mấy ai hiểu thấu công lao chư vị? 

“Mái chùa che chở hồn thiêng sông núi dân tộc, 

Mái chùa che chở nếp sống muôn đời Tổ tông người Việt” 

Ngay cả thời nay có những bậc danh Tăng đức cao vọng trọng như các vị: Ðại lão Hoà Thượng Thích Phổ Tuệ, Thiền Sư Thích Thanh Từ, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Hoà thượng Thích Trí Quảng....Chúng ta hãy dành 1 phút lên mạng tìm hiểu đạo nghiệp tu hành các vị xem với những ai có phát ngôn rằng người Tu mượn cảnh chùa dựa hơi Phật thì tôi xin khuyên các vị hãy mau sám hối. Thật là vô minh tội lỗi hậu quả khôn lường. 

“Cũng như ngẩng mặt lên Trời mà phun nước miếng 

Nước miếng chẳng đến Trời mà rơi trúng mặt người” 

Nhan thuc dung dan ve Phật giao
Bài liên quan

Tôi mong rằng các quý vị hãy bình tâm lại và thay vì xáo động chạy lăng xăng soi mói khen chê lỗi người hãy xét lại chính mình. Khiêm nhường như bông lúa trĩu hạt là bài học quan trọng nhất đời người. Chỉ khi chúng ta biết hạ thấp mình hơn người khác thì chúng ta mới thấy ánh “Từ Quang” an lạc trong Tâm toả ra. 

Và hãy nhớ rằng “Hiền tài mới là nguyên khí quốc gia”. Hãy biết rằng ai đó có thể trốn tránh luật thế gian nhưng không một ai có thể trốn tránh luật Nhân - Quả. Và Luật Nhân Quả sẽ sắp xếp mọi việc theo đúng quy trình của nó một cách trật tự và công bằng nhất cho dù chúng ta có lên tiếng hay không... 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! 

Phật tử Đức Phương
 
 
Ý kiến phản hồi
Họ tên *
Email *
Tiêu đề *
Nội dung
Nhập các ký tự bên cạnh vào đây:
Trang: [1]2 3 4 5 6 7 8 9 10 » Trang cuối
Xem nhiều Phản hồi nhiều nhất
Hình ảnh hoạt động
Liên kết Website
Quảng Cáo
Thông tin truy cập