Giảm lượng rác thải ra môi trường mỗi ngày, hạn chế những đồ dùng 1 lần, dần tiến tới việc không tạo ra rác là trào lưu zero waste đang ngày càng phổ biến trên thế giới.
Loài sâu ăn nhựa - vị cứu tinh cho rác thải nhựa toàn cầu
Kamikatsu là một thị trấn thật đặc biệt, không phải vì cánh đồng chè, ngọn núi cao hay phong cảnh thanh bình mà nhờ một thứ mà nó không có, đó là không có rác thải.
Vào những năm 90 về trước, người dân ở đây vẫn có thói quen vứt rác bừa bãi, chôn lấp rác và đốt rác tại nhà. Ngôi làng bị ô nhiễm trầm trọng. Vào năm 2003, những người dân ở đây đã quyết định thay đổi, xây dựng nơi đây trở thành một thị trấn không rác, đồng nghĩa không vứt bỏ mà tái chế rác.
Báo động đỏ về ô nhiễm rác thải nhựa tại Biển Đông
Ban đầu mọi việc không hề dễ dàng nhưng kiên nhẫn là phẩm chất quý giá của người Nhật. Người dân đã kiên trì đề ra một danh mục phân loại rác thải lên tới 35 mục khác nhau, rất chi tiết từ chai nhựa, chai thủy tinh, bóng đèn, hộp nhôm, nắp chai... Rác thải từ chỗ là một gánh nặng khổng lồ nay trở nên đơn giản, sạch sẽ.
15 năm sau, Kamikatsu đã trở thành thị trấn không rác thải đầu tiên trên thế giới. Từ câu chuyện về Kamikatsu, nhiều đô thị khác trên thế giới đã học hỏi để trở thành đô thị sống xanh.
Ở Kamikatsu không có xe chở gom rác tận nhà. Người dân phải tự mang thùng rác gia đình tới trung tâm tái chế. Công nhân tại đây sẽ thu gom lượng rác được đảm bảo đẵ sắp xếp đúng cách trước đó. Quần áo, đồ trang sức, hay những món đồ mà gia chủ không cần nữa, sẽ bỏ lại một cửa hàng tái chế. Tại đây, họ có thể trao đổi và lấy những món khác mà ai đó để lại. Việc trao đổi đều miễn phí.
Những ngày đầu phân loại rác có thể nói là gánh nặng với người dân ở Kamikatsu. Qua thời gian, họ quen với kiểu phân hàng chục loại rác, có ý thức hơn về những gì đang làm và xử lý nhanh gọn hơn. Một chủ cửa hàng tại Kamikatsu cho biết, kể từ ngày Kamikatsu bắt đầu chương trình “xanh hóa cuộc sống”, ông chỉ mua đồ đựng trong hộp giấy để có thể tái chế đóng gói những thứ khác cho lần sau.
15 ý tưởng giảm thiểu rác thải nhựa bảo vệ môi trường
Đến với Kamikatsu, du khách phải giật mình thán phục trước cách người dân phân loại rác thải kỹ tới mức thành 45 nhóm khác nhau. Tại trung tâm thu gom rác có đặt sẵn các thùng riêng biệt để phân loại, bao gồm thùng đựng báo, tạo chí, hộp carton, kim loại, chai nhựa, lon nhôm, lon thép, đèn huỳnh quang… Bạn có thể nghĩ đây là điều quá mức cần thiết, nhưng người dân Kamikatsu lại nghĩ khác.
Tại Nhật, thành phố Tokyo cũng đã xử lý đến hơn 90% rác thải. Tại Mỹ, các thành phố New York, Sandiego, San Fracisco đang phấn đấu trở thành những thành phố không rác vào năm 2035 đến 2040. Liên minh toàn cầu về lhông rác thải cũng đã đưa ra tiêu chí cho các thành phố không rác.
Không rác thải từ lựa chọn của cá nhân thành cam kết cộng đồng, từ ngôi làng Nhật Bản trở thành lựa chọn tương lai của nhiều thành phố. Xả ít rác hơn, cân nhắc mỗi khi dùng đồ nhựa và tiêu thụ năng lượng, không bắt buộc về mặt thời gian hay số lượng phải giảm bao nhiêu rác, tất cả nằm ở sự lựa chọn và ý thức với môi trường của mỗi chúng ta.
> Xem thêm video: Lời Phật nói để nuôi dạy con cái nên người: