>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Bồ tát
Dũng khí bên trong lòng từ bi
Quan Thế Âm Bồ Tát là hình ảnh đại diện cho tình yêu thương rộng lớn mà chúng ta vẫn thường gọi là: Mẹ hiền Quan Thế Âm hay đức Đại Từ Quan Thế Âm. Những danh xưng này vẫn chưa đủ với đức tính của một vị Bồ Tát, mà cần phải bổ sung vào đó là đại hùng đại lực.
Đại hùng đại lực chính là lòng gan dạ, ý chí kiên cường, dũng cảm, không nài gian khó và sợ hãi. Nếu các vị Bồ Tát nói chung không có tính đại hùng đại lực thì không thực hiện được lòng đại bi để độ chúng sanh của mình. Bồ Tát Quan Thế Âm cũng vậy. Nếu Ngài phát khởi tình yêu thương đối với tất cả chúng sinh mà không có hùng lực thì làm gì mà Bồ Tát dám nguyện 12 đại nguyện để cứu độ chúng sanh trên biển lớn và nhiều nơi khổ đau?
Chẳng hạn: Là một người mẹ hay người cha đều thương yêu con của mình, nhưng tình yêu thương đó không thể nói xuông mà nó thể hiện rõ qua sự hi sinh về thể xác lẫn tinh thần.
Ắt hẳn chúng ta không thể nào quên câu chuyện của thiếu tá Đậu Thị Huyền Trâm đã từ chối điều trị ung thư sớm để bảo vệ tính mạng cho con. Câu chuyện một bà mẹ có 4 người con. Khi phát hiện nhà bị cháy mà không có lối thoát, mà chỉ có hàng rào cao, cho nên các con khi nhảy qua hàng rào thì không thể nhảy qua được. Nên bà mẹ phải cúi xuống là nấc thang để con bà bước lên và nhảy qua. Đến khi 4 đứa con đã nhảy qua rồi, đến lượt bà thì bà đã kiệt sức và lửa đã đến nơi, cuối cùng bà chết gục bên bờ tường đó.
Câu chuyện cho chúng ta thấy: Nếu một bà mẹ hay ông bố thương con mà nhát nhúa, không có lòng can đảm thì làm sao dám hi sinh điều đó cho các con. Cho nên cha mẹ dám hi sinh cho con là trong lòng họ đã có sự kiên cường, vô úy không sợ hãi mới có thể thực hiện được điều đó.
Đến hình ảnh thương con của các loại động vật. Một con chim gõ kiến nhỏ bé nó có thể vì bảo vệ con mà chiến đấu đến một con rắn to lớn đang tấn công con nó đến lúc chết thì thôi. Hay một con gà mái vốn rất nhút nhát nhưng khi chúng ở bên bầy con của mình, nó hùng dũng đến cỡ nào khi thấy sự nguy hiểm đến gần con của nó.
Tất cả sự hi sinh cho con của loài vật hay loài người đều ẩn chứa lòng đại bi to lớn. Đó chỉ là mối quan hệ trong gia đình, tình thâm. Còn đối với các vị Phật, Bồ Tát, mặc dù không phải là thân bằng quyến thuộc nhưng các Ngài vẫn khởi tâm đại bi rộng lớn, sẵn sàng bỏ tất cả chẳng tiếc thân mạng để cứu vớt chúng ta khỏi khổ đau, nguy hiểm.
Mục đích của Đức Phật đi tu là khởi tâm yêu thương đối với tất cả mọi người. Nhưng khởi tâm thôi vẫn chưa đủ để một người có thể từ bỏ những danh vọng đang có, những hạnh phúc ở phía sau mà ẩn bên trong chính là sự bản lĩnh, tính đại hùng, đại lực. Còn đối với chúng ta đi làm ăn hay đi học xa, khi gia đình níu kéo lại bịnh rịnh, lung lay ý chí và muốn bỏ cuộc. Cho nên chính lòng đại hùng đại lực là sức mạnh nội tâm bên trong để một con người dám đương đầu với mọi thứ thách, dám vứt bỏ đi những thứ quý giá nhất của mình để mang lại hạnh phúc cho ai đó.
Có thể nói, nếu một tình cảm, một lòng đại bi chỉ toát ra bằng lời nói xuông thì đó là tình cảm không có giá trị. Có câu tình thương không nói trên đầu môi chót lưỡi, mà phải thể hiện bằng đôi bàn tay dâng tặng. Nên tình thương phải được thể hiện cụ thể hóa qua từng hành động của chúng ta, chúng ta làm gì để thể hiện tình thương đó, chứ nói xuông thì không phản ánh được ý nghĩa trong tình thương Phật giáo.
Vì vậy khi nhắc đến ý nghĩa tình thương trong Phật giáo trong đó nó ẩn chứa bao nhiêu tâm huyết, dũng khí của một con người trong đó, nó là một công cụ hết sức lớn lao cho những người thực hiện sứ mạng đại bi, thực hiện tình thương yêu rộng lớn.
Tình thương phải có sự kết hợp của trí tuệ và lòng dũng cảm
Nhiều người có quan điểm rằng: Người tu phải hiền thì đó mới là từ bi, nên mặc ai muốn làm gì làm, không màn tới, không đến ý đến thậm chí còn cam chịu thì đó là sai lầm. Nếu tu mà hiền lành một cách thụ động, nhu nhược, yếu đuối thì chẳng mang được lợi lạc cho đời và nhất là không thể bảo vệ Phật pháp nếu có Pháp nạn như năm 1963.
Cho nên cái hiền đúng nghĩa theo lời Phật dạy là hiền trí, nghĩa là người có đủ bản lĩnh tất cả, chấp nhận hi sinh gian khó cho mọi người nhưng không được nhu nhược, yếu hèn trong những cái bất công, những cái gian trá, những cái ma quỵ…những cái này người tu không thể chấp nhận được điều đó.
Đó là lý do vì sao hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát đôi lúc là hình ảnh của người phụ nữ hiền từ, nhân hậu nhưng có khi là hình ảnh của vị Tiêu Diện Đại Sỹ uy nghi, dữ tợn.
Vì vậy một người đi tu là phải có bản lĩnh hơn người, một người có dũng khí hơn người, một người biết hy sinh, chịu thương chịu khó hơn người.
Quay về lịch sự, vào thời nhà Trần, các vị vua từ Trần Thánh Tông, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông đều là những vị thiền sư, nhưng khi đất nước gặp lâm nguy vẫn sẵn sàng cởi bỏ long bào để khoác chiến bào đánh giặc để bảo vệ lãnh thổ. Nên mới có câu: Đi với Phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Nghĩa là thời bình tu hành để làm lợi ích cho đời, nhưng thời loạn thì những vị vua này trở thành vị vua anh quân để ra trận giết giặc thù, để bảo vệ an nguy cho xã tắc.
Vào thời kỳ chống Mỹ năm 40, các hòa thượng miền Bắc sẵn sàng cởi bỏ áo cà sa để khoác chiến bào phá đánh giặc, điển hình là hòa thượng Thế Long. Và nhìn lại lịch sử gần, đức hi sinh đại dũng từ ngọn lửa thiêu thân 1963 của bồ tát Thích Quảng Đức. Hãy những cư sỹ Phật tử hi sinh trong Pháp nạn như: Quách Thị Trang mới 15 tuổi mà chấp nhận hi sinh dưới nòng súng của kẻ thù tại Sài Gòn.
Tại Nha Trang Khánh Hòa là Phật tử Yến Vy dám thiêu mình vào lễ Phật Đản năm 1965, Nhất Chi Mai dám tự thiêu 1967 tại chùa Từ Nghiêm HCM. Cho nên, một nữ cư sỹ Phật tử cũng có đầy đủ bản lĩnh anh hùng, nghĩa khí của một anh hùng chứ không phải một nữ nhi thông thường.
Điều đó cho ta thấy được rằng: Bồ Tát không lệ thuộc vào hình thức nào hết, không phụ thuộc vào tướng nam, tướng nữ, hay lệ thuộc vào tướng xuất gia hay cư sĩ mà dù mang hình tướng nào cũng phản ánh được hành động của Bồ Tát tùy duyên ẩn hiện để độ sinh vì cuộc đời.
Vai trò của người Phật tử đối với Phật giáo vô cùng to lớn. Trang sử nào cũng có ánh vàng về đức hi sinh của Phật giáo đối với dân tộc, đối với đạo pháp. Và điều đó thể hiện thiết thực của lòng bi dũng của bồ Tát giữa cuộc đời này. Một người con của Đức Phật phải can đảm trước những nghịch cảnh. Đất nước thái bình thì thế nào? Đất nước lâm nguy thì thế nào? Nếu có chiến tranh cũng phải xung pha ra chiến trận để bảo vệ tổ quốc, đó mới thể hiện tình thương chúng sanh, lòng vị ta và anh dũng theo tinh thần của đạo Phật. Cho nên nên đi xuất gia là chọn con đường hi sinh chứ không phải chọn con đường hưởng thụ.
Người Phật tử học theo lòng từ bi của bồ tát Quan Thế Âm là biết chia sẻ, giúp đỡ người bằng tình thương yêu. Nhưng cũng học được tính dũng khí, anh hùng của Ngài để thực hiện sứ mạng lợi đời ích đời.
Bên cạnh đó, Phật giáo luôn cùng đồng hành với dân tộc, cùng với dòng chảy lịch sử của dân tộc thì cũng cùng thăng trầm với tổ quốc nên khi Tổ Quốc gặp an nguy, Tất cả cư sĩ Phật tử phải đồng lòng bảo vệ an Tổ Quốc, phải làm hành động thiết thực nếu Tổ Quốc cần. Đó mới đúng lời Phật dạy.
Người Phật tử đúng nghĩa phải hội tụ đủ 3 nhân phẩm: Bi – Trí – Dũng mới tu tập có hiệu quả và đúng pháp. Nên hùng lực là nền tảng để biểu hiện cái bản lĩnh, cái tính anh hùng, bầu nhiệt huyết của con người trong mọi hành động. Vì vậy, muốn thực hiện lòng đại bị, muốn làm lợi ích cho cuộc đời chúng ta phải tập lòng gan dạ. Mà Bồ Tát Quan Thế Âm còn có một ý nghĩa nữa đó là cái đức vô úy là tính không sợ hãi nên trong hành động của bồ tát chứa nhiều tính siêu việt nên người Phật tử hay tu sĩ phải học hỏi điều đó để tôi luyện cho mình để làm lợi ích cho đời.
Thầy Thích Phước Tiến