Liệu có còn kịp để chống biến đổi khí hậu?
Cập nhật ngày: 6/24/2019 3:56:11 PM

Bức ảnh đàn chó kéo xe chân ngập trong nước ở Greenland, gấu Bắc Cực đi lạc tại Nga khiến cộng đồng thế giới giật mình và được chia sẻ mạnh trên mạng cuối tuần qua. Liệu có còn kịp để chống biến đổi khí hậu?

Băng ở Greenland tan với tốc độ cực nhanh năm nay đã khiến một nhóm các nhà khoa học Đan Mạch và sau đó là cả thế giới sững sờ.

Khi đang trên đường cùng nhóm đồng nghiệp thu hồi các thiết bị khí tượng, nhà khoa học Steffen Olsen thuộc Viện Khí tượng Đan Mạch đã chụp lại bức ảnh đàn chó kéo xe chân ngập trong nước trên một khối băng lớn nằm ở Vịnh Inglefield, tây bắc Greenland.

Chó kéo xe đi qua vùng nước băng tan chảy ở phía tây bắc đảo Greenland ngày 13/6. Mùa băng tan của Greenland bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8, với đỉnh điểm băng tan vào tháng 7, tháng nóng nhất. Tuy nhiên, một khối lượng lớn băng đã biến mất chỉ trong tháng 6 năm nay, được cho là vì biến đổi khí hậu. Ảnh: Reuters.

Chó kéo xe đi qua vùng nước băng tan chảy ở phía tây bắc đảo Greenland ngày 13/6. Mùa băng tan của Greenland bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8, với đỉnh điểm băng tan vào tháng 7, tháng nóng nhất. Tuy nhiên, một khối lượng lớn băng đã biến mất chỉ trong tháng 6 năm nay, được cho là vì biến đổi khí hậu. Ảnh: Reuters.

Bài liên quan

Nhìn vào bức ảnh, người xem có cảm giác đàn chó đang đi trên mặt nước. Tác giả Olsen giải thích đây là một khối băng dày 1,2m, nhưng do băng tan quá nhanh, và nước biển có tính thẩm thấu chậm, nên nước còn đọng lại nhiều trên bề mặt.

Theo nhà khoa học, thời điểm chụp bức ảnh chỉ là một ngày hơi khác thường, tuy nhiên tính biểu tượng của nó đủ khiến bất cứ ai cũng phải suy ngẫm. Mùa băng tan năm nay ở Greenland đến sớm thứ nhì trong lịch sử, tính từ năm 1980.

Ngày 17-6, các nhà ngoại giao và chuyên gia khí hậu thế giới đã nhóm họp tại Đức (dự kiến đến ngày 27-6) để thảo luận về biến đổi khí hậu trong bối cảnh dư luận toàn cầu gia tăng sức ép lên các chính phủ.

Một con gấu Bắc cực đi lạc trên đường phố ngoại ô thành phố công nghiệp Norilsk, thuộc vùng Siberia của Nga, ngày 17/6. Cơ quan chức năng cho biết con gấu đói ăn đã đi xa hàng trăm cây số khỏi môi trường sống tự nhiên của nó. Ảnh: AFP/Getty.

Một con gấu Bắc cực đi lạc trên đường phố ngoại ô thành phố công nghiệp Norilsk, thuộc vùng Siberia của Nga, ngày 17/6. Cơ quan chức năng cho biết con gấu đói ăn đã đi xa hàng trăm cây số khỏi môi trường sống tự nhiên của nó. Ảnh: AFP/Getty.

Ảnh vệ tinh ngày 15/6 cho thấy hồ chứa Puzhal khô cạn ở Chennai, Ấn Độ. Hàng triệu người đang sống thiếu nước ở Chennai, nơi đang hứng chịu các đợt hạn hán lớn và khủng hoảng nước ngày càng trầm trọng. Ảnh: AP.

Ảnh vệ tinh ngày 15/6 cho thấy hồ chứa Puzhal khô cạn ở Chennai, Ấn Độ. Hàng triệu người đang sống thiếu nước ở Chennai, nơi đang hứng chịu các đợt hạn hán lớn và khủng hoảng nước ngày càng trầm trọng. Ảnh: AP.

Bài liên quan

Thời tiết cực đoan ngày càng tăng và các dấu hiệu khác vài năm trở lại đây khiến không ít người lo lắng cho tương lai Trái đất.

Sự kiện lần này tập trung tháo gỡ những vướng mắc còn tồn đọng từ hội nghị thượng đỉnh về khí hậu tổ chức ở Ba Lan tháng 12-2018. Giới chuyên gia sẽ thảo luận các vấn đề kỹ thuật, riêng lãnh đạo EU sẽ bàn về chiến lược khí hậu dài hạn trong ngày 20-6.

Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố ủng hộ đề xuất ngưng phát thải khí nhà kính vào bầu khí quyển đến năm 2050 - động thái đòi hỏi thế giới phải chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch hoàn toàn. Các nước gồm Anh, Đức và Pháp dự kiến sẽ đưa sáng kiến này vào luật trong năm nay.

Bình Minh (T/h)
 
 
Ý kiến phản hồi
Họ tên *
Email *
Tiêu đề *
Nội dung
Nhập các ký tự bên cạnh vào đây:
Các tin khác:
Xem nhiều Phản hồi nhiều nhất
Hình ảnh hoạt động
Liên kết Website
Quảng Cáo
Thông tin truy cập